Cách tính thời gian lưu điện của Ups chuẩn xác nhất

Cách tính thời gian lưu điện của Ups chuẩn xác nhất

Cách tính thời gian lưu điện của Ups chuẩn xác nhất

Cách tính thời gian lưu điện của Ups chuẩn xác nhất

Cách tính thời gian lưu điện của Ups chuẩn xác nhất
Trang chủ / Tin tức / Cách tính thời gian lưu điện của Ups chuẩn xác nhất

Cách tính thời gian lưu điện của Ups chuẩn xác nhất


Nếu bạn đang thắc mắc về cách tính thời gian lưu điện của bộ lưu điện thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Delta Ups sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho quý bạn đọc.

Như chúng ta đã biết, bộ lưu điện có công dụng cung cấp nguồn điện cho các thiết bị trong trường hợp nguồn điện lưới gặp sự cố. Và bộ lưu điện chỉ cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định tương ứng với công suất thiết kế.

Do đó, việc tính toán thời gian lưu điện rất quan trọng. Dựa trên thông số này mà chúng ta có thể xác định được chế độ làm việc hợp lý cho bộ lưu điện. Bên cạnh đó, cần phải xem xét bộ lưu điện được sử dụng để cung cấp cho những thiết bị nào để thời gian lưu điện là lâu nhất.

Công thức tính thời gian lưu của Ups

Như đã trình bày ở trên, việc tính toán thời gian rất quan trọng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn thời gian lưu điện phù hợp.

Dưới đây là các bước để tính thời gian của bộ lưu điện.

Bước 1 : Tính tổng công suất của các thiết bị ( P )

Bạn cần xác định được các thiết bị mình cần sử dụng khi bị mất điện. Xác định công suất của từng thiết bị và cộng tất cả lại. Lưu ý, chỉ nên sử dụng các thiết bị thật cần thiết, hạn chế sử dụng các thiết bị công suất lớn như điều hòa, tủ lạnh,…

Bước 2 : Tính công suất của Ups

Đối với các thiết bị công suất bé, thường được sử dụng hàng ngày như tivi, quạt, bóng đèn, máy tính,… thì công suất Ups sẽ được tính bằng P x 1,5 với P là tổng công suất thực tế của thiết bị.

Còn đối với các thiết bị cần sử dụng là máy lạnh, điều hòa, máy in hoặc máy bơm thì công suất Ups bằng 2~3 x P với P là công suất thực tế.

Bước 3 : Áp dụng công thức tính thời gian lưu điện

T = ( AH*V*pf)/W

Cụ thể như sau :

T : Thời gian lưu điện.

W :  Tổng công suất tiêu thụ thực tế.

V : Điện thế của mạch nạp sạc ắc quy.

AH : Dung lượng của ắc quy.

pf : Hệ số công suất của Ups.

Ví dụ về cách tính toán thời gian lưu điện của Ups

Tính thời gian lưu điện của Ups cho các loại thiết bị sau : 1 laptop, 1 bộ máy tính để bàn, 1 máy in laser; 1 đèn típ, 1 máy fax; modem mạng.

Bước 1: Tính tổng công suất của các thiết bị trên : P =  800 W.

Bước 2: Vì đây là các thiết bị có công suất vừa và nhỏ nên ta nhân P với 1,5 để ra công suất của Ups là 1200W. Ta chọn loại có thông số khoảng 48VDC.

Bước 3 : Ước lượng thời gian làm việc T = 1h.

Bước 4 : Áp dụng công thức AH = ( 1 x 800 ) / ( 48 x 0,6 ) = 27,8 AH.

Như vậy, cần mua 4 bình ắc quy loại 12V/33AH hoặc 2 bình ắc quy 12V/65AH để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.

Theo công suất đỉnh AH = 41,7 thì cần mua 4 bình ắc quy 12V/45AH để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết.

Như vậy, có thể thấy, việc tính toán thời gian lưu điện của thiết bị rất quan trọng. Dựa trên thông số này, chúng ta có thể tính toán và lựa chọn đúng số lượng bình ắc quy cần sử dụng. Qua đó có thể đáp ứng tốt nhu cầu cần sử dụng, tránh bị gián đoạn giữa chừng gây ảnh hưởng đến công việc của mình.

Tất cả các công việc tính toán này đều phục vụ mục đích duy nhất đó chính là tối ưu hóa nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí điện năng nhưng hiệu suất đem lại vẫn cao.

Trên đây là những thông tin về cách tính thời gian lưu điện khá chi tiết mà Delta muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc có thể lựa chọn được bộ lưu điện phù hợp nhất với mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay nhé.



Tin liên quan